Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014

Những hỏng hóc thường gặp của tủ lạnh

Những hỏng hóc thường gặp của tủ lạnh
Xã hội ngày càng phát triển ,nhu cầu con người ngày càng cao, dường như thời gian của con người dành phần lớn cho công việc.Công việc nội trợ dường như thêm gánh nặng cho người phụ nữ ,việc đi chợ mua thực phẩm hàng ngày cho gia đình dường như bị bó hẹp lại.Đáp ứng với nhu cầu đó chiếc tủ lạnh ra đời như là món quà vô giá cho mọi gia đình,và đang dần là một người bạn quen thuộc của chị em phụ nữ. 
Và cùng với sự hiện đại đó là sự phát triển của công nghệ.Công nghệ hiện đại sẽ giúp tủ lạnh thêm nhiều chức năng hơn chạy tốt hơn.Tuy nhiên điều đó lại là trở ngại cho người sử dụng khi mà thói quen ,cách sử dụng và sự hiểu biết về công nghệ còn đang hạn chế.Chính vấn đề đó làm giảm tuổi thọ và gây ra tình trạng hỏng hóc của tủ lạnh


Chú ý khi chọn vị trí đặt tủ lạnh:

Thường tủ lạnh được đặt ở phòng ăn vì bình quân số lần mở cửa tủ phục vụ cho việc lấy thực phẩm tươi như trái cây, bơ, nước đá, nước ướp lạnh,... là nhiều nhất.Chính vì thế người sử dụng nên xem xét vị trí lắp đặt để thuận tiện đi lại lấy thực phẩm đông lạnh (như thịt, cá, tôm), rau cải phục vụ cho nhà bếp.
Tùy theo nhu cầu, người ta có thể có thêm tủ lạnh tại phòng khách hoặc phòng ngủ.



Nên đặt tủ nơi thoáng mát, khô ráo. Tránh đặt nơi ẩm ướt, cạnh các bồn rửa,... vì những nơi đó có thể gây rĩ sét và chạm điện. Không đặt tủ gần bất kỳ nguồn nhiệt, các vật dụng toả ra hơi nóng hoặc nơi ánh sáng rọi vào trực tiếp để tránh ảnh hưởng đến hiệu suất của tủ. Đặt tủ cách tường tối thiểu 0.1m cả 2 bên hông tủ và phải có khoảng không gian thông thoáng phía trên tủ để tủ có thể giải nhiệt.



Đặt tủ trên nền cứng và bằng phẳng để tránh rung động và gây ra tiếng ồn. Cố định tủ dễ dàng bằng cách điều chỉnh chân trước của tủ (tất cả các loại tủ đều có 01 chân trước điều chỉnh được). Khi đặt tủ lên nền mềm như thảm hay sàn gỗ bạn nên chỉnh lại một vài lần sau khi sử dụng một thời gian để cho tủ đạt cân bằng.



Vị trí lắp đặt tủ cũng cần không gian rộng để mở cửa tủ dễ dàng, thoải mái.



Kiểm tra nguồn điện. Không nên sử dụng chung một ổ điện cho nhiều thiết bị, có thể gây quá tải và hỏa hoạn. Ổ cắm nên đặt cao tối thiểu 0.5m so với nền. Ổ cắm phải là loại an toàn, có cầu chì bảo vệ và ổ điện 3 chấu có nối mát cho thiết bị 
Những hư hỏng hay gặp của tủ lạnh;



Khi tủ lạnh không chạy? 
Tủ ngắt do đủ độ lạnh hoặc tủ đang thực hiện quá trình tẩy tuyết tự động. Cắm điện bình thường sau đó tủ sẽ tự động chạy lại. Nếu sau 1 tiếng không thấy tủ chạy lại gọi dịch vụ sửa tủ lạnh để được giúp đỡ.



Khi tủ lạnh làm lạnh kém? 
Kiểm tra sơ bộ tình trạng máy:
Vị trí lắp máy(Hướng lắp máy: Hướng Đông–Tây bị ánh nắnh mặt trời chiếu vào không giải nhiệt được, không gian lắp máy chật chội nên không giải nhiệt được)

Kiểm tra điện áp cấp cho máy( từ 200V – 240V)
Kiểm tra điểm đặt của nút điều chỉnh nhiệt độ

Kiểm tra các đồ dùng đặt trong tủ lạnh- quá nhiều thực phẩm trong tủ có thể ngăn cản sự lưu thông của luồng gió lạnh . 
Gọi điện tới dịch vụ sửa tủ lạnh để được giúp đỡ.



Mở cửa tủ lạnh đèn không sáng? 
Kẹt công tắc
Bóng đèn cháy
Gọi điện tới dịch vụ sửa tủ lạnh để được giúp đỡ.


Khi tủ lạnh bị rò điện? 
Nối mát cho máy
Đảo lại vị trí dây nguồn
Gọi điện tới dịch vụ sửa tủ lạnh để được giúp đỡ .



Khi tủ lạnh chạy kêu to, rung mạnh? 
Kiểm tra độ cân bằng của chân tủ. Trong trường hợp tủ lạnh lắp trên giá cần phải kiểm tra độ cứng vững của giá để tránh cộng hưởng. Thông thường khi tủ rung mạnh là do điện áp quá yếu, tủ khó khởi động. Do đó cần kiểm tra nguồn. Nếu điện áp yếu nên sử dụng them ổn áp để tủ lạnh chạy ổn định hơn.

Nên thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vỏ tủ lạnh để tránh các chất bẩn gây nên tình trạng rỉ sét vỏ tủ .
(st)    suadiennuochanoi.vn

1 nhận xét: